Triệt lông bằng laser là quá trình loại bỏ lông bằng biện pháp tiếp xúc với các xung ánh sáng laser giúp phá hủy nang lông. Laser triệt lông đã được sử dụng từ năm 1997 và được phê duyệt bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho triệt lông vĩnh viễn ở Hoa Kỳ. Triệt lông bằng laser đã trở nên phổ biến vì tốc độ và hiệu quả của nó, mặc dù một số hiệu quả phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm của người điều khiển laser và sự lựa chọn các công nghệ laser khác nhau để sử dụng cho quy trình.
Cơ chế hoạt động
Laser phá hủy nang lông theo 3 cách:
Nhiệt học
Sự phá hủy bằng nhiệt được thực hiện bởi nhiệt lượng quá mức được tạo ra khi laser chiếu hội tụ vào nang lông, đốt nóng cục bộ một cách hiệu quả. Thời gian xung được kiểm soát sao cho giá trị của nó nhỏ hơn hoặc bằng thời gian phục hồi nhiệt của nang lông để hạn chế phá hủy mô xung quanh.
Cơ học
Đây thường là sóng xung kích kết hợp với laser. Khi laser tập trung vào các sợi lông, melanin và các thành phần mang màu khác hấp thụ ánh sáng, nó tạo ra sóng xung kích (gọi là sóng quang âm, tức là sóng âm được tạo ra do hấp thụ ánh sáng) khiến cho tổn thương có hiệu quả các sợi lông mà không phá vỡ nang lông.
Quang hóa
Đây là sự phá hủy gây ra bởi các gốc tự do được tạo ra trong suốt quá trình. Khi một chất nhạy cảm ánh sáng (một phân tử gây ra sự thay đổi thành phần hóa học của một phân tử khác trong quá trình hóa học liên quan đến ánh sáng) được sử dụng, nó tạo ra các gốc oxy gây tổn thương tế bào oxy hóa.
Đây chủ yếu là phá hủy về nhiệt tạo ra quy trình để ngăn chặn lông phát triển trở lại. Trong khi đây là những cách mà laser tác động đến nang lông thì có hai cơ chế chính mô tả toàn bộ quá trình laser hoạt động và ngăn chặn một cách có hiệu quả sự mọc lại hoặc làm chậm tiến trình mọc lông. Đó là nguyên lý phân hủy quang nhiệt chọn lọc và phá hủy các nang lông. Cả hai loại này chủ yếu dựa vào khả năng phá hủy bằng nhiệt của tia laser đối với nang lông mà không gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
Phân hủy quang nhiệt chọn lọc
Nguyên tắc chính đằng sau việc loại bỏ lông bằng laser là sử dụng nguyên lý quang nhiệt chọn lọc, sự kết hợp của một bước sóng ánh sáng cụ thể và xung thời gian để có được hiệu quả tối ưu trên mô đích với tác động tối thiểu trên các mô xung quanh. Các laser có thể gây tổn thương cục bộ bằng cách đốt nóng có chọn lọc các mục tiêu có màu như melanin, do đó làm nóng các tế bào gốc cơ bản trong nang lông (các tế bào tăng trưởng lông, nang lông) mà không đốt nóng phần còn lại của da. Ánh sáng bị hấp thu bởi các chất mang màu sậm nhưng bị phản xạ bởi các chất mang màu sáng và nước, do đó năng lượng laser có thể bị hấp thụ bởi các sắc tố sậm màu có ở tóc hoặc da với tốc độ và cường độ cao hơn nhiều so với vùng da không có bất kỳ lông sậm màu hay melanin.
Melanin là sắc tố tạo màu cho da. Cùng với da, nó cũng được tìm thấy trong tóc và tròng đen mắt, melanin chịu trách nhiệm cho việc quy định màu của chúng. Melanin được coi là chất mang màu chính cho tất cả các loại laser triệt lông hiện có trên thị trường. Có hai loại melanin trong lông. Eumelanin tạo màu nâu hoặc đen cho tóc, trong khi đó pheomelanin tạo ra màu vàng hoặc màu đỏ cho tóc.
Khi ánh sáng laser tập trung vào khu vực thích hợp, nó được hấp thu bởi các chất mang màu và không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Các chất mang màu tối hấp thu nhiệt nhanh hơn so với da và do đó chỉ có lông bị ảnh hưởng bởi nhiệt của laser bởi vì sự hấp thu xảy ra nhanh hơn và với cường độ cao hơn.
Sự kết hợp tốt nhất cho người điều trị sẽ là lông sợi to có màu tối và da có màu sáng. Và mặc dù người ta nói rằng đây là một quy trình triệt lông vĩnh viễn, tuy nhiên nó chỉ dẫn đến giảm số lượng lông hiện tại và có thể làm chậm lại quá trình mọc lại nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn tất cả lông từ bề mặt da. Nang lông bị suy yếu và tốn thời gian trưởng thành để sản sinh lông mới.
Có nhiều loại laser khác nhau được sử dụng cho mục đích này và mọi người có thể chọn quy trình mà họ cảm thấy là tốt nhất cho họ. Độ dày của lông, độ sâu của chân lông cũng như chu kỳ tăng trưởng lông là các yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn điều trị.
Phá hủy nang lông
Một cơ chế khác đã được đề xuất cho việc triệt lông là phá hủy các tế bào gốc nang lông. Khi nang lông được tiếp xúc với nhiệt, nó bị phá hủy và kết quả là mất nhiều thời gian trong việc phát triển lông trở lại một lần nữa.
Hình ảnh bên dưới cho thấy một nang lông trông như thế nào. Các sắc tố có trong nang lông là nguyên nhân khiến lông mọc lại. Nếu bản thân nang lông bị phá hủy thì sự tái sinh sẽ là không thể hoặc bị trì hoãn trong một thời gian dài.
Bài viết liên quan
MG2-02 Vincom Shophouse, 209 Đường 30/4, P. Xuân Khánh, TP Cần
Thơ.
Hotline: 0931 789 199