NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH MỤN

SINH LÝ HỌC CỦA MỤN

Sự bít tắt lỗ chân lông và sự hình thành mụn là các quá trình riêng lẽ nhưng chúng có mối quan hệ với nhau và xảy ra theo trình tự trước sau. Đặc trưng cho quá trình hình thành mụn là quá trình viêm biểu mô nang lông làm nới lỏng chất tăng sừng bên trong nang lông tạo ra mụn mủ và mụn sẩn. Quá trình bít tắt lỗ chân lông thường diễn ra trước quá trình hình thành mụn, đây là phản ứng nang lông không viêm được biểu hiện bằng hiện tượng tăng sừng dày đặc của nang lông. Do nguyên nhân của các tổn thương này khác nhau ở từng người và trong từng cá nhân nên rất khó để phân loại nguyên nhân cơ bản của mụn, tuy nhiên có ba yếu tố chính đã được xác định có thể dẫn đến mụn. Các yếu tố nguyên nhân chính gây mụn hoạt động độc lập và thông qua các ảnh hưởng quan trọng như di truyền và hoạt động của hoocmon.

Sự tăng tiết quá mức của tuyến bã nhờn

Bã nhờn được tổng hợp liên tục bởi các tuyến bã nhờn và được tiết đến bề mặt da thông qua các lỗ chân lông. Sự bài tiết chất dầu bởi các tuyến này được kiểm soát bởi các hoocmon. Các tuyến bã nhờn hiện diện trên toàn bộ cơ thể nhưng có kích thước lớn nhất và mật độ nhiều nhất ở  vùng mặt, lưng, cổ và vai. Những tuyến này hoạt động mạnh hơn trong giai đoạn dậy thì do sự gia tăng các androgen, đặc biệt là testosterone, thúc đẩy sản xuất bã nhờn. Việc mất cân bằng giữa sản xuất bã nhờn và khả năng bài tiết dẫn đến tắt nghẽn bã nhờn ở nang lông, theo sau đó là quá trình viêm.

Các hoocmon tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn ở giai đoạn trưởng thành. Ở nam, sự bài tiết dầu được điều chỉnh bởi hoạt động của testosteron; ở nữ có sự gia tăng tức thì hoocmon LH sau khi rụng trứng, kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn. Điều này sẽ kích thích hoặc làm trầm trọng hơn sự bùng phát của mụn, thường 2-7 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ đang ở trạng thái tăng androgen quá mức, chẳng hạn như ở bệnh đa nang buồng trứng cũng thường bị mụn.

Bã nhờn giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mụn, mức độ sản xuất bã nhờn cao ở những người có tình trạng mụn nặng. Các nhà nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng những bệnh nhân bị mụn có số lượng tuyến bã nhờn lớn hơn so với mức độ bình thường. Hơn nữa, các thuốc ức chế hoạt động tuyến bã nhờn như thuốc kháng androgen, các estrogen và các retinoid đường uống là điều trị không thể thiếu để kiểm soát mụn hiệu quả.

Những thay đổi trong quá trình sừng hóa nang lông

Ở phần dưới của phễu nang lông, quá trình sừng hóa bình thường diễn ra tương tự như trên bề mặt da. Quá trình tăng sinh của các tế bào sừng và sự bong tróc sau đó bên trong nang lông đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình hình thành mụn. Ở những bệnh nhân bị mụn, những tế bào sừng có xu hướng dính vào nhau do ảnh hưởng của những điện tích dương và âm, tác động của transglutaminase và tính dính của bã nhờn. Các tế bào sừng kết thành cục chặn các lỗ chân lông, tạo ra các mụn đầu đen nếu lỗ chân lông mở hoặc mụn đầu trắng nếu lỗ chân lông đóng. Lỗ chân lông bị bít tắc là một là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho vi khuẩn. Hệ thống miễn dịch nhận ra sự hiện diện của vi khuẩn và tạo ra đáp ứng miễn dịch dẫn đến tình trạng đỏ, hình thành mủ cũng như viêm và tạo ra mụn thường thấy. Tuy nhiên, hầu hết phản ứng viêm dường như do bởi các chất trung gian gây viêm được phóng thích khi vi khuẩn tiêu hóa bã nhờn.

Ảnh hưởng của vi khuẩn

P.acnes được cho là nguyên nhân của mụn do nó thường hiện diện ở thanh thiếu niên bị mụn và không xuất hiện ở những người bình thường. Tuy nhiên, P. acnes vẫn được tìm thấy chủ yếu ở hệ vi sinh vật vùng mặt ở người trưởng thành có hoặc không có mụn. Do đó, vai trò chính xác của vi khuẩn vẫn còn mơ hồ. Sự tích tụ bã nhờn do sự bài tiết dầu quá mức và tăng sừng ở phễu nang lông dẫn đến sự gia tăng P.acnes xung quanh các nang lông. Mặc dù vậy, sự hiện diện của vi khuẩn dường như không phải là nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát mụn.

Mặc dù vậy, sự hiện diện của vi khuẩn không phải là nguyên nhân trực tiếp gây mụn. Có nhiều khả năng là do phản ứng viêm xuất hiện khi có mụn được gây ra bởi các acid béo tự do (kết quả từ sự phân hủy các triglyceride trong bã nhờn bởi các lipase của vi khuẩn). Các enzym ngoại bào khác, các protease và các hyaluronidase có thể cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình viêm.  

logo

MG2-02 Vincom Shophouse, 209 Đường 30/4, P. Xuân Khánh, TP Cần Thơ.
Hotline: 0931 789 199

© Trung Son Aesthetic Center. All Rights Reserved.
0931 789 199